Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2017

Bất hạnh lớn nhất của một đời người chính là không nhận thức được giá trị của bản thân

Trong thực tế cuộc sống cũng vậy, nếu như bạn có tiền tài, điều người ta sùng bái chẳng qua là tiền tài của bạn, chứ không phải chính bản thân bạn, nhưng bạn lại ôm ảo vọng rằng họ đang sùng bái mình.


Điều bất hạnh lớn nhất trong đời người chính là không nhận thức được giá trị của bản thân để rồi suốt đời theo đuổi những ước vọng xa rời, phi thực tế và cuối cùng nhận lấy kết cục thảm hại.
Đôi khi chúng ta là chính mình, nhưng cũng có những lúc ta đánh mất bản thân, có những lúc để nhận thức được bản thân còn khó hơn cả việc nhận thức được thế giới xung quanh. Mỗi ngày ta đều soi gương, nhưng khi soi gương, có ai từng hỏi bản thân mình xem liệu bạn đã nhận thức được chính mình chưa? Hãy cùng đọc và ngẫm câu chuyện về chú lừa dưới đây.
Một ngôi chùa trên núi có nuôi một chú lừa, mỗi ngày lừa đều ở trong phòng xay thóc lúa vất vả cực nhọc. Thời gian lâu dần, lừa bắt đầu chán ghét cuộc sống vô vị với cái cối xay. Mỗi ngày nó đều suy nghĩ:
“- Nếu như có thể ra ngoài xem xem thế giới bên ngoài, không cần kéo cối xay nữa, như thế thật là tốt biết mấy!”
Không lâu sau, cơ hội cuối cùng đã đến, vị tăng nhân trong chùa muốn dẫn lừa xuống núi để chở hàng, trong lòng lừa hứng khởi mãi không thôi. Đến dưới chân núi, vị tăng nhân đem món hàng đặt lên lưng nó, sau đó trở về ngôi chùa. Thật không ngờ, khi những người đi đường trông thấy lừa, ai nấy cũng đều quỳ ở hai bên đường cung kính bái lạy.
Lúc đầu, lừa không hiểu gì cả, không biết tại sao mọi người lại muốn dập đầu bái lạy nó, liền hoảng sợ tránh né. Tuy nhiên, suốt dọc đường đều như vậy cả, lừa bất giác tự đắc hẳn lên, lòng thầm nghĩ thì ra mọi người sùng bái ta đến thế. Mỗi khi nhìn thấy có người qua đường thì con lừa lập tức sẽ nghênh ngang kiêu ngạo đứng ngay giữa đường phố, yên dạ yên lòng nhận sự bái lạy của mọi người.
Về đến chùa, lừa cho rằng bản thân mình thân phận cao quý, dứt khoát không chịu kéo cối xay nữa. Vị tăng nhân hết cách, đành phải thả nó xuống núi. Lừa vừa mới xuống núi, xa xa đã nhìn thấy một nhóm người đang đánh trống khua chiêng đi về phía mình, lòng nghĩ, nhất định mọi người đến để nghênh đón mình đây mà, thế là nghênh ngang đứng ngay giữa đường lộ.
Thực ra, đó là đoàn người rước dâu, đang đi lại bị một con lừa chắn ngang đường, người nào người nấy đều rất tức giận, gậy gộc tới tấp. Lừa vội vàng hoảng hốt chạy về chùa, khi về đến nơi thì cũng chỉ còn lại chút hơi tàn.
Có nước từng nói : "Sống là cho đi chứ không phải nhận lại " . Ai cũng muốn có cho mình một cuộc sống tốt đẹp bình yên . Nhưng cuộc đời lại đẩy họ đến những nơi mà họ không muốn . Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng là đấu tranh , giành dựt , có lúc chúng phải mềm yếu , phải chịu đựng , phải biết dung hòa mọi thứ . Để cuộc đời luôn tươi đẹp , bản thân mỗi người phải biết cách tha thứ , cách cảm nhận cuộc đời , cách buông bỏcách để yêu thương.
Trước khi chết, nó căm phẫn nói với vị tăng nhân rằng:
“- Thì ra lòng người hiểm ác đến thế, lần đầu khi xuống núi, mọi người đều cúi rạp xuống lễ bái lạy ta, nhưng hôm nay họ lại ra tay tàn độc với ta”, nói xong liền tắt thở.
Vị tăng nhân thở dài một tiếng:
“- Thật đúng là một con lừa ngu ngốc! Hôm đó, thứ mà mọi người bái lạy chính là bức tượng Phật được ngươi cõng trên lưng mà thôi”.


Trong thực tế cuộc sống cũng vậy, nếu như bạn có tiền tài, điều người ta sùng bái chẳng qua là tiền tài của bạn, chứ không phải chính bản thân bạn, nhưng bạn lại ôm ảo vọng rằng họ đang sùng bái mình.
Nếu như bạn có danh vọng, điều người ta tôn kính chẳng qua là danh vọng của bạn, chứ không phải chính bạn, nhưng bạn lại lầm tưởng rằng người khác đang tôn kính mình.
Nếu như bạn có dung mạo đẹp đẽ, điều người ta mến mộ chẳng qua chỉ là dung mạo đẹp đẽ mà tạm thời bạn đang có, chứ không phải chính bạn, nhưng bạn lại hoang tưởng cho rằng người khác đang ngưỡng mộ chính bản thân mình.
Và khi tiền tài, danh lợi, vẻ đẹp của bạn không còn nữa, thì cũng là lúc bạn bị vứt bỏ. Có bao giờ bạn nghĩ đến điều ấy chưa?
Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ vật chất hay danh vọng bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.
Chính vì vậy, điều quan trọng nhất trong cuộc sống là chúng ta phải nhận thức được bản thân mình là ai và giá trị của mình ở đâu. Đừng nên quá ảo tưởng để rồi nhận lấy kết cục thảm thương như chú lừa trong câu chuyện trên!



Học Đường
Sống Đẹp
Sức Khỏe
Thưởng Thức Cuộc Sống

Tiền không phải là tất cả, nhưng nếu không có tiền thì chẳng là gì cả

Đối với người con niềm hạnh phúc nhất chính là sự phụng dưỡng cha mẹ, khi cha mẹ đã về già đó chính là bổn phận làm của người làm con. Với câu chuyện trên nếu không có tiền chàng trai sẽ đau xót lắm khi chứng kiến cảnh bệnh tật của cha mẹ mình, hạnh phúc sẽ bị vỡ tan.

Tất cả chúng ta đều biết rằng, trong cuộc đời của mỗi con người đều tồn tại những thứ quý giá nhất của cuộc đời họ. Có thể nói, đối sức khỏe, thời gian, tình yêu, kiến thức,địa vị và danh vọng là những thứ vô cùng quan trọng và quý giá. Nhiều người cũng có chung quan điểm rằng, “tiền không thể mua được những thứ quý nhất của cuộc đời”, nhưng nếu không có tiền thì cũng khó để có thể có được những thứ của cuộc đời. Hay nói cách khác, "tiền không phải là tất cả với một người nào đó, nhưng không có tiền thì người đó cũng chẳng là gì cả”
Theo tôi “Tiền không phải là tất cả, nhưng không có tiền thì không có tất cả! ”. Trong thời đại hiện nay đồng tiền có thể chi phối mọi thứ, ta có thể dùng đồng tiền để có được sức khỏe, thời gian, hạnh phúc, tri thức, địa vị, danh vọng và kiến thức. Và thực tế đã cho thấy được sức mạnh của đồng tiền là vô cùng to lớn.


Tiền là gì? Tiền là thứ dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận, nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng. Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ.
Hầu hết tất cả mọi người đều cho rằng sức khỏe là quan trọng nhất. vậy liệu đồng tiền có thể mua được sức khỏe hay không?
Sức mạnh của đồng tiền không đủ thuyết phục trong vấn đề sức khỏe nhất là khi con người đang khỏe mạnh, người ta thường bảo tiền không mua được sức khỏe.
Có nước từng nói : "Sống là cho đi chứ không phải nhận lại " . Ai cũng muốn có cho mình một cuộc sống tốt đẹp bình yên . Nhưng cuộc đời lại đẩy họ đến những nơi mà họ không muốn . Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng là đấu tranh , giành dựt , có lúc chúng phải mềm yếu , phải chịu đựng , phải biết dung hòa mọi thứ . Để cuộc đời luôn tươi đẹp , bản thân mỗi người phải biết cách tha thứ , cách cảm nhận cuộc đời , cách buông bỏcách để yêu thương.

Đặt trường hợp khi một người nào đó bị mắc một căn bệnh hiểm nghèo như bệnh ung thư. Lúc này đồng tiền sẽ thể hiện được sức mạnh của mình. Muốn hết bệnh họ phải cần có bác sĩ, thuốc men, xạ trị … những đồ ăn dể bồi bổ sức khỏe. Những thứ đó đều cần phải có tiền mới có thể có được. Nếu như không có tiền người bệnh sẽ không được chăm sóc bởi các dịch vụ y tế cũng như bác sĩ, thuốc men … . Và chắc chắn người bệnh sẽ chết. Vậy đồng tiền trong trường hợp này rất quan trọng.
Một người muốn khỏe mạnh cần phải có chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên để làm được như vậy cần phải có tiền mới có thể mua được đồ ăn. Khi một người làm việc hết sức mình để kiếm thật nhiều tiền vì họ nghĩ đồng tiền quang trọng hơn sức khỏe, số tiền mà họ kiếm được không đủ hay đúng hơn họ không có đủ tiền để thực hiên việc mình muốn mà phải làm việc, do đó họ đã đánh đổi chính sức khỏe của mình để đổi lấy đồng tiền. Nếu họ đã có đủ tiền họ sẽ không cần phải hao tốn nhiếu sức khỏe đế kiếm tiền. Như vậy đồng tiền không thể mua được sức khỏe khi nó mất đi mà chỉ có thể đảm bảo cho nó được tồn tại. Vậy còn về thời gian?
Tiền bạc có thể mua được thời gian không? Nhiều người nghĩ rằng thời gian tạo ra tiền bạc nhưng tiền lại không mua được thời gian!
Câu trả lời là có tiền bạc có thể mua được thời gian! Tất nhiên là thời gian ở trong tương lai và hiện tại, đồng tiền không thể nào mua được thời gian đã trôi qua.
Dẫn chứng: Khi bạn phải đối mặt với những lo toan bộn bề của cuộc sống cũng như trong kinh doanh bạn đã bao giờ nghĩ đến việc bỏ một số tiền ra để thuê ai đó làm giúp bạn không! Việc đó sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được nhiều thời gian hơn để làm việc khác.
Đây là một điển hình khác ở Việt Nam khi đi đâu đó sử dụng một dịch vụ nào đó như: Thi bằng lái, nếu theo đúng thủ tục bình thường bạn có khi phải đợi cả ngày mà vẫn chưa được thi trong khi đó nếu bạn quen biết một người nào đó và bỏ ra một số tiền bạn sẽ được vào thi ngay lập tức khi có mặt ở trường thi trong khi mọi những người khác vẫn phải chở, bạn tiết kiệm một khoảng thời gian khá lớn để làm những việc khác.
Bạn có thể làm việc tích cực sau đó để dành tiền đủ để sống cuộc đời còn lại của mình mà không cần đi làm đó cũng chính là một ví dụ cho việc dùng tiền để có được thời gian trong tương lai.
Đồng tiền không thể nào mua được thời gian đã trôi qua mà nó chỉ giúp chúng ta tạo thêm được nhiều khoảng thời gian cho chính mình, vì vậy hãy biết dung hòa thời gian dành cho chính mình và thời gian để kiếm tiền. Và còn Hạnh Phúc?
Liệu có tiền sẽ có được HạnhPhúc?
Khi bạn yêu một ai đó và người đó cũng yêu bạn với một tình yêu chân thật có thể do hoàn cảnh gia đình như: nhà của cả hai người đều nghèo khi cả hai tiến tới hôn nhân là cả một vấn đề. Nếu công việc làm ăn của cả hai bạn thất bại chắc chắn sẽ xảy ra những xung đột trong gia đình khi đó sẽ dẫn tới sự tan vỡ của hạnh phúc. Lúc này đồng tiền chính là sự đảm bảo để tình yêu có thể có được hạnh phúc.
Khi bạn yêu ai đó, người đó không thích bạn có lẽ vì bạn già, bạn xấu, … nhưng bạn giàu có. Nhưng bạn có tiền, hãy dùng những đồng tiền đó vào những việc như giúp đỡ cô ấy trong những việc gia đình, khó khăn một cách không vụ lợi để từ đó từ tình biết ơn sẽ dần dần biến thành tình yêu. Bạn nên có một lý trí tỉnh táo đừng nên chọn những người yêu tiền của bạn vì khi đó không còn là tình yêu giữa người và người.
Hãy đọc câu chuyện dưới đây làm minh chứng rằng có tiền có thể mua được hạnh phúc
 “Trước đây khi mình còn là thằng nhóc 20 tuổi thì ba mẹ mình vẫn còn đi làm lúc đó ba mẹ mình đã 50 tuổi hết rồi. Mà hàng ngày ba mẹ vẫn phải đi làm để kiểm những đồng tiền mồ hôi nước mắt về để nuôi mình ăn học và chăm sóc gia đình. Rồi trong thời gian làm việc vất vả như thế thì ba mẹ mình bắt đầu nảy sinh bệnh. Ba mình thì bị nào là huyết áp, thận có sạn, máu có mỡ, tiểu đường. Mẹ thì bị viêm khớp, đau đầu thường xuyên. Lúc này mình mới nghĩ ước chi mình đi làm thật nhiều tiền để báo hiếu và trị tất cả các căn bệnh đó cho ba mẹ mình. Thế là mình đi làm lúc này mới cảm nhận được đồng tiền nó cay như thế nào nhưng mình vẫn cố gắng làm việc và rồi cơ hội đã đến. Mình đã có thể kiếm nhiều tiền và đã trị hết những căn bệnh đó cho ba mẹ mình. Thật khó tin phải không các bạn nhưng nó có thật đấy."
Đối với người con niềm hạnh phúc nhất chính là sự phụng dưỡng cha mẹ, khi cha mẹ đã về già đó chính là bổn phận làm của người làm con. Với câu chuyện trên nếu không có tiền chàng trai sẽ đau xót lắm khi chứng kiến cảnh bệnh tật của cha mẹ mình, hạnh phúc sẽ bị vỡ tan.
Đồng tiền không thể mua được hạnh phúc nhưng đồng tiền chính là chất xút tác để đảm bảo cho sự tồn tại và bền vững của hạnh phúc. Vậy về tri thức!
“Tiền có thể mua được một cuốn sách nhưng không mua được kiến thức…”.
Đây là một câu nói rất đúng, vì để có được những tri thức quý giá chúng ta cần phải trải qua cả một quá trình dài để học tập, nghiên cứ ... Nhưng để học tập và nghiên cứu chúng ta cần phải có những sự hỗ trợ từ sách, Internet…, để có được này cần phải có tiền. “Tiền không mua được tri thức nhưng có thể mua được sách để có được tri thức”.
Thực tế đã cho thấy rằng muốn kiếm được nhiều tiền phải có tri thức, vì nếu có nhiều tiền mà không có cái đầu để hiểu biểt, thì cũng có lúc tiền không còn. Nhưng để có được tri thức bạn cần phải có tiền Vì vậy hãy dùng những đồng tiền đầu tư vào để lấy được tri thức từ đó bạn sẽ có nhiều tri thức hơn cũng như có thể kiếm được nhiều tiền hơn.
Tiền giúp chúng ta có được tri thức. Chúng ta không thể nào có được tri thức mà không cần tiền. Tri thức chính là thứ giúp con người đạt đến được điều quan trọng cuối cùng : ‘Địa vị”.
Nhờ có tiền chúng ta có được tri thức, khi có được tri thức chúng ta sẽ có được địa vị. Nếu địa vị chúng ta có được là do người khác để lại (như; cha truyền con nối ) nhưng chúng ta không có tri thức thì cái địa vị ấy sẽ mau chóng sụp đổ. Hãy dùng đồng tiền theo cách mà nó đang được sử dụng bạn sẽ thấy được sức mạnh của nó. Tiền bạc có thể giúp bạn có được địa vị và làm cho địa vị ấy ngày càng vững chắc.
Đồng tiền chỉ là một trong những công cụ phục vụ cho mục đích của con người, nó không phải là thứ có quyền năng tối thượng để biến những điều không thể thành có thể, nhưng chúng ta không thể sống thiếu nó. Bản chất của nó không hề tốt hay xấu, mà là do người sử dụng nó tốt hay lạm dụng nó. Hãy đừng để bạn biến thành nô lệ của đồng tiền, hãy luôn làm chủ nó. Khi bạn đã biết cách làm chủ và sử dụng đồng tiền bạn sẽ là người có tất cả mọi thứ. Đó chính là quan điểm “Tiền không phải là tất cả,nhưng không có tiền thì không có tất cả!”



Học Đường
Sống Đẹp
Sức Khỏe
Thưởng Thức Cuộc Sống

Những câu chuyện nhỏ rút ra được những bài học cuộc sống ý nghĩa

Ngày hôm sau, người nọ lại gặp phải chuyện nan giải,bèn đến miếu cầu xin Quan Âm. Bước vào trong miếu, mới phát hiện có một người đang vái lạy Quan Âm, người đó giống Quan Âm như đúc.


Đằng sau mỗi câu chuyện ngắn dưới đây đều ẩn chứa trong đó những bài học cuộc sống ý nghĩa đáng để chúng ta suy ngẫm và học tập.
1. Câu chuyện số 1
Lão hòa thượng hỏi tiểu hòa thượng:
“- Nếu bước lên trước một bước là tử, lùi lại một bước là vong, con sẽ làm thế nào?”.
Tiểu hòa thượng không hề do dự đáp:
“- Con sẽ đi sang bên cạnh”.
Bài học rút ra: Khi gặp khó khăn, đổi góc độ để suy nghĩ, có lẽ sẽ hiểu ra rằng: Bên cạnh vẫn có đường.
2. Câu chuyện số 2
Năm thi đại học, tôi chỉ được 6 điểm, còn con trai của bạn mẹ tôi được 20 điểm, cậu ta đến học tại trường đại học trọng điểm, còn tôi chỉ có thể đi làm thuê.
Chín năm sau, mẹ của cậu ta chạy đến khoe khoang với tôi và mẹ tôi rằng con trai bà ta đang đi phỏng vấn vào chức giám đốc lương tháng vài chục triệu... Còn tôi, lại đang nghĩ: có nên tuyển dụng cậu ta không.
Bài học rút ra: Bạn,có thể không học đại học, nhưng bạn, tuyệt đối không thể không phấn đấu.
Những câu chuyện nhỏ rút ra những bài học cuộc sống ý nghĩa

Có nước từng nói : "Sống là cho đi chứ không phải nhận lại " . Ai cũng muốn có cho mình một cuộc sống tốt đẹp bình yên . Nhưng cuộc đời lại đẩy họ đến những nơi mà họ không muốn . Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng là đấu tranh , giành dựt , có lúc chúng phải mềm yếu , phải chịu đựng , phải biết dung hòa mọi thứ . Để cuộc đời luôn tươi đẹp , bản thân mỗi người phải biết cách tha thứ , cách cảm nhận cuộc đời , cách buông bỏcách để yêu thương.


3. Câu chuyện thứ 3
Anh chồng nọ mua một con cá về nhà bảo chị vợ nấu, sau đó chạy đi xem phim, chị vợ cũng muốn đi cùng. Anh chồng nói:
“- Hai người đi xem lãng phí lắm, em cứ nấu cá đi, đợi anh xem xong quay về, vừa ăn vừa kể cho em nghe tình tiết của bộ phim”.
Đợi anh chồng xem phim trở về nhà, không nhìn thấy cá đâu, bèn hỏi chị vợ:
“- Cá đâu rồi em?”.
Chị vợ kéo ghế, ngồi xuống, cất giọng bình tĩnh:
“- Em ăn hết cá rồi, nào, lại đây, ngồi xuống em kể cho anh nghe mùi vị của cá”.
Bài học rút ra: Làm người nên như vậy, bạn đối xử với tôi như thế nào, tôi sẽ đối xử lại với bạn như thế.
4. Câu chuyện thứ 4
Một người thợ mộc chặt một thân cây, làm thành ba chiếc thùng.
Một thùng đựng phân, gọi là thùng phân, mọi người đều xa lánh;
Một thùng đựng nước, gọi là thùng nước, mọi người đều dùng;
Một thùng đựng rượu, gọi là thùng rượu, mọi người đều thưởng thức!
Thùng là như nhau, bởi vì đựng đồ khác nhau mà vận mệnh khác nhau.
Bài học rút ra: Cuộc đời là như vậy, có quan niệm thế nào sẽ có cuộc đời như thế, có suy nghĩ thế nào sẽ có cuộc sống như thế!
5. Câu chuyện thứ 5
Anh chồng nhà nọ tan làm về nhà, nhìn thấy vợ đang đánh con trai, không ngó ngàng gì đến họ, đi thẳng vào nhà bếp, nhìn thấy nồi vằn thắn nghi ngút khói trên bàn, bèn múc một bát để ăn.
Ăn xong nhìn thấy vợ vẫn đang đánh con trai, không nhìn nổi nữa, nói:
“- Giáo dục con cái không thể lúc nào cũng dùng bạo lực được em ạ, phải giảng giải đạo lý cho nó hiểu!”.
Chị vợ nói:
“- Em mất công nấu nồi vằn thắn ngon là thế, mà nó lại tè một bãi vào, anh nói xem có điên không chứ?”.
Anh chồng nghe thấy thế, lập tức nói:
“- Bà xã, em nghỉ ngơi chút đi, để anh đánh nó!”.
Bài học rút ra: Người ngoài cuộc, đều có thể bình tĩnh; người trong cuộc, ai có thể thong dong, bình thản? Bởi vậy, đừng tùy tiện đánh giá bất cứ ai, bởi vì bạn không ở trong hoàn cảnh của họ ...

6. Câu chuyện thứ 6
Một công nhân nọ oán thán với bạn của mình rằng:
“- Việc là chúng ta làm, người được biểu dương lại là tổ trưởng, thành quả cuối cùng lại biến thành của giám đốc, thật không công bằng”.
Anh bạn mỉm cười nói rằng:
“- Nhìn đồng hồ của cậu xem, có phải là cậu sẽ nhìn kim giờ đầu tiên, sau đó đến kim phút, còn kim giây chuyển động nhiều nhất cậu lại chẳng thèm ngó ngàng không?”.
Bài học rút ra: Trong cuộc sống thường ngày, cảm thấy không công bằng thì phải nỗ lực làm người đi đầu, oán trách chỉ vô dụng.
Câu chuyện thứ 7
Thượng đế muốn thay đổi vận mệnh của một kẻ ăn xin, bèn biến thành một lão già đến làm phép cho anh ta.
Thượng đế hỏi kẻ ăn xin:
“- Nếu ta cho cậu mười triệu, cậu sẽ dùng nó như thế nào?”.
Kẻ ăn xin đáp:
“- Vậy thì tốt quá, tôi có thể mua một chiếc điện thoại!”.
Thượng đế không hiểu, hỏi:
“- Tại sao lại muốn mua điện thoại?”.
“- Tôi có thể dùng điện thoại để liên lạc với các khu vực trong cùng một thành phố, nơi nào đông người, tôi có thể tới đó ăn xin”, kẻ ăn xin đáp.
Thượng đế rất thất vọng, lại hỏi:
“- Nếu ta cho cậu một trăm triệu thì sao?”.
Kẻ ăn xin nói:
“- Vậy thì tôi có thể mua một chiếc xe. Sau này, tôi ra ngoài ăn xin sẽ thuận tiện hơn, nơi xa đến mấy cũng có thể đến được”.
Thượng đế cảm thấy rất bi thương, lần này, ngài nói:
“- Nếu ta cho cậu một trăm tỷ thì sao?”.
Kẻ ăn xin nghe xong, hai mắt phát sáng:
“- Tốt quá, tôi có thể mua tất cả những khu vực phồn hoa nhất trong thành phố này”.
Thượng đế lấy làm vui mừng.
Lúc này, kẻ ăn xin bổ sung một câu:
“- Tới lúc đó, tôi có thể đuổi hết những tên ăn mày khác ở lãnh địa của tôi đi, không để họ cướp miếng cơm của tôi nữa”.
Thượng đế nghe xong, lẳng lặng bỏ đi.
Bài học rút ra: Trên đời này, không phải là thiếu cơ hội, cũng không phải là vận mệnh trước giờ không công bằng, mà là thiếu đi cách thức tư duy đúng đắn. Tư duy của một người quyết định cuộc đời của người đó. Thay đổi cuộc đời bắt nguồn từ việc thay đổi tư duy.
8. Câu chuyện thứ 8
Một người nọ đứng dưới mái hiên trú mưa, nhìn thấy Quan Âm cầm ô đi ngang qua. Người nọ nói:
“- Quan Âm Bồ Tát, xin hãy phổ độ chúng sinh một chút, cho con đi nhờ một đoạn được không ạ?”.
Quan Âm nói:
“- Ta ở trong mưa, ngươi ở dưới mái hiên, mà mái hiên lại không mưa, ngươi không cần ta phải cứu độ”.
Người nọ lập tức chạy vào màn mưa, đứng dưới mưa:
“- Hiện tại con cũng ở trong mưa rồi, có thể cho con đi nhờ không ạ?”.
Quan Âm nói:
“- Ngươi ở trong mưa, ta cũng ở trong mưa, ta không bị dính mưa, bởi vì có ô; ngươi bị dính mưa, bởi vì không có ô. Bởi vậy, không phải là ta đang cứu độ mình, mà là ô cứu độ ta. Ngươi muốn được cứu độ, không cần tìm ta, hãy đi tìm ô!”,
Dứt lời Quan Âm bèn rời đi.
Ngày hôm sau, người nọ lại gặp phải chuyện nan giải,bèn đến miếu cầu xin Quan Âm. Bước vào trong miếu, mới phát hiện có một người đang vái lạy Quan Âm, người đó giống Quan Âm như đúc.
Người nọ hỏi:
“- Bà là Quan Âm sao ạ?”.
Người kia trả lời:
“- Đúng vậy”.
Người nọ lại hỏi:
“- Vậy tại sao Quan Âm lại vái lạy chính mình?”.
Quan Âm cười nói:
“- Bởi vì ta cũng gặp chuyện khó khăn, nhưng ta biết, cầu xin người khác không bằng cầu xin chính mình”.
Bài học rút ra: Phong ba bão táp của cuộc đời, phải dựa vào chính bản thân mình. Cầu xin người khác không bằng cầu xin chính mình.
9. Câu chuyện thứ 9
Anh chàng nọ: Ông chủ, tắm ở đây mất bao nhiêu tiền?
Ông chủ: Nhà tắm nam 40 nghìn, nhà tắm nữ 400 nghìn.
Anh chàng nọ: Ông ăn cướp đấy à ...
Ông chủ: Cậu muốn đến nhà tắm nam hay nhà tắm nữ?
Anh chàng nọ: Quyết đoán đưa ra 400 nghìn.
Bước vào nhà tắm nữ liếc mắt nhìn, toàn là nam.
Anh em trong nhà tắm: Lại một thằng nữa tới!
Bài học rút ra: Kinh doanh trước giờ không phải là dựa vào giá cả thấp, mấu chốt là dựa theo nhu cầu của khách hàng.
10. Câu chuyện thứ 10
Một người cha nói với con của mình rằng:
“- Hãy nắm chặt bàn tay của con lại, nói cho cha biết con có cảm giác gì?”.
Người con nắm chặt tay:
“- Hơi mệt ạ”.
Người cha:
“- Con thử nắm chặt hơn nữa xem!”.
Người con:
“- Càng mệt hơn ạ!”.
Người cha:
“- Vậy con hãy buông tay ra!”.
Người con thở phào một hơi:
“- Thoải mái hơn nhiều rồi ạ!”.
Người cha:
“- Khi con cảm thấy mệt, nắm càng chặt sẽ càng mệt, buông nó ra, sẽ thoải mái hơn nhiều!”.
Bài học rút ra: Buông tay mới nhẹ nhõm.



Học Đường
Sống Đẹp
Sức Khỏe
Thưởng Thức Cuộc Sống

Chỉ có những người đã chết và người chưa được sinh ra mới không phạm sai lầm

Đọc câu chuyện này ai cũng rùng mình, suy nghĩ, có người hối hận vì đã có lúc bao che cho con, có lúc bao che cho bản thân, có lúc bao che cho bạn bè, không biết liệu có gây ra sự cố gì nghiêm trọng về sau này không. Sau có người ví việc này với việc phòng cháy hơn chữa cháy. Tốt nhất nên đề phòng củi lửa, phòng chập điện để không xảy ra hỏa hoạn, chứ nhà đã cháy rồi còn cứu chữa làm sao được nữa!

Có một câu nói nổi tiếng của một triết gia Đông phương cổ đại dạy rằng: “Chỉ có hai hạng người không bao giờ có khuyết điểm, đó là những người chưa sinh ra đời và những người đã chết”. Có thể nói đây là một trong những câu nói hay thâm thúy giúp mỗi người chúng ta trưởng thành hơn rất nhiều trong cuộc sống cũng như trong công việc.
Trong cuộc đời mỗi người chắc chắn ai cũng đã từng mắc phải những sai lầm nào đó, vấn đề là chúng ta có dám thừa nhận và thay đổi những sai lầm đó hay không. Như chúng ta biết, một trong những trở ngại lớn nhất cuộc đời của người là ai cũng sợ bị người khác nhìn thấy khuyết điểm của mình, ít ai dám tự nhận ra được những thói xấu, những tật hư, những lỗi lầm, những thiếu sót, những sai lầm, những khuyết điểm mà mình đã và đang mắc phải. Bất kì ai cũng cố gắng né tránh, bưng bít, che đậy khuyết điểm của mình do các vấn đề tâm lý. Chúng ta làm vậy bởi chính lòng tự ái, sự hiếu thắng, sự kiêu ngạo, tính ích kỷ chỉ biết có mình của bản thân. Hầu hết chúng ta luôn quá đề cao cái tôi, cái tôi và chỉ có cái tôi mà thôi. Do vậy, chính câu nói bất hủ trên đã giúp cho mỗi chúng ta tự phải suy ngẫm và tỉnh ngộ. Bài học cho thấy rằng chúng ta không nên quá sợ hãi về những lỗi lầm, khuyết điểm mà chúng ta đã gây ra, ngược lại chúng ta nên thừa nhận và suy ngẫm để bình tĩnh đối diện với những việc đáng tiếc đã xảy ra. Câu danh ngôn đã như một liều thuốc vừa an thần vừa có sự định hướng cho con người.

Chỉ có hai hạng người không bao giờ có khuyết điểm, đó là những người chưa sinh ra đời và những người đã chết

Có nước từng nói : "Sống là cho đi chứ không phải nhận lại " . Ai cũng muốn có cho mình một cuộc sống tốt đẹp bình yên . Nhưng cuộc đời lại đẩy họ đến những nơi mà họ không muốn . Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng là đấu tranh , giành dựt , có lúc chúng phải mềm yếu , phải chịu đựng , phải biết dung hòa mọi thứ . Để cuộc đời luôn tươi đẹp , bản thân mỗi người phải biết cách tha thứ , cách cảm nhận cuộc đời , cách buông bỏcách để yêu thương.

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, thì: “Lỗi (trang 520) là điều không nên không phải trong cách cư xử, trong hành động”; “Khuyết điểm (trang 459) là điều thiếu sót, điều sai trong hành động, suy nghĩ hoặc tư cách” và “Sai lầm (trang 772) là điều trái với yêu cầu khách quan và lẽ phải, dẫn đến hậu quả không hay”.
Như vậy, con người ta trong sinh hoạt hàng ngày rất dễ mắc phải những lỗi nhỏ, những sai sót nhỏ, những khuyết điểm nhỏ. Nếu được phát hiện sớm, được chỉ bảo để sửa chữa, được răn đe để sửa chữa thì còn rất dễ, rất đơn giản. Nhưng nếu tự mình cứ cố bưng bít che đậy, không ai phát hiện ra hoặc có người cố tình bao che, lờ đi, chống lưng, tiếp sức, thì hậu quả sẽ trở nên vô cùng nghiêm trọng. Lúc này, “cái xẩy đã nẩy cái ung”, chỉ còn nước đổ vỡ, nước bế tắc.
Khuyết điểm, sai lầm qua văn chương chữ nghĩa:
Nhà triết học cổ đại Publilius Syrus (Thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên) có ba câu danh ngôn về khuyết điểm, sai lầm mà về sau được nhiều sách giáo khoa, sách triết học, sách dạy làm người trích dẫn.
Câu 1 của Syrus là: “Cái tệ hại nhất của khuyết điểm là không biết mình mắc khuyết điểm”. Câu này quá đúng, quá rõ, quá thực tế.
Theo dõi trên truyền thông hàng ngày ta thấy nhiều vụ, nhiều việc dẫn đến án tử hình, án chung thân mất cả cuộc đời cũng chỉ vì trong suốt cả một quá trình can phạm làm những việc sai, làm những việc trái pháp luật mà không ai phát hiện ra hoặc có người phát hiện ra mà không dám nói, không dám tố cáo. Khi tòa đã xử rồi, ai cũng nói vuốt đuôi:
“- Sao không ngăn chặn từ đầu, việc rõ như ban ngày như thế sao cứ che dấu mãi”!
Câu thứ 2 của Syrus là: “Người khôn ngoan khi thấy khuyết điểm của người khác thì phải lấy đó làm gương để tự sửa mình”. Câu này lại càng quá đúng, quá thực tế. Những người trực tiếp tham dự phiên tòa hoặc theo dõi tường thuật qua truyền hình, qua loa đài khi xử một người có tội, một tập thể có tội, thì dù là ở tòa án dân sự hay tòa án hình sự, ai cũng giật mình thon thót, mồ hôi kín đáo vã ra, hơi thở lúc nhanh lúc chậm bất thường, tự kín đáo liên hệ xem mình đã vướng mắc chỗ nào, có lỗi nào giống họ không. Lúc trở ra, vợ nói với chồng, bạn bè nói với nhau:
“- Thôi liệu mà rút ra khỏi cái hợp đồng ma quỷ ấy, kẻo chết oan có ngày”.
Có người lại cay đắng lẩy Kiều: “Ba mươi sáu chước, chước nào là hơn”.
Câu thứ 3 của Syrus là: “Ai tự nhận ra được khuyết điểm của mình thì có thể có lần sau trong sạch”. Câu này cũng quá đúng, quá lôgích, quá thực tế. Một người say rượu lúc tỉnh lại thấy xấu hổ, thấy nhếch nhác với những người xung quanh thì chắc chắn lần sau sẽ không dám uống quá mức nữa. Có người phạm tội do sợ bị người ta đánh, người ta giết nên phải trốn biệt. Sau được gia đình vận động, công an kêu gọi đã tự ra đầu thú, tự nộp mình cho công an bắt giữ để được đi cải tạo thành người lương thiện. Những người này do cải tạo tốt, thường được trả tự do sớm trong những dịp lễ, tết.
Người Li Băng cổ có một câu nói rất dí dỏm, rất thực tế, rất bình dân dễ hiểu để liên hệ tới những cái xấu, cái dở mà tự mình không bao giờ có thể nhìn thấy được. Đó là câu: “Nếu con lạc đà nhìn thấy được trên lưng nó có cục bướu to lồi lên, nó sẽ rất xấu hổ”.
Người Trung hoa cổ nói thẳng: “Chỉ có người bên ngoài mới nhìn thấy rõ được những thói hư tật xấu của người khác”. Nhờ có cái gương soi hàng ngày ta mới biết rõ trên mặt có dính nhọ hay không, tóc tai có bờm xờm quá không, đeo cái kính đen này có to quá so với mặt ta không. Còn cái gương soi sinh học hàng ngày giúp ta phát hiện ra mọi khuyết điểm, thói xấu của bản thân mình chính là những người thân của ta (cha, mẹ, anh chị em, vợ chồng) hoặc những người bạn tốt cùng cơ quan, cùng khu phố với ta. Thành ngữ xưa đề cao người bạn biết phê bình thẳng thắn, mang tính xây dựng giúp ta trưởng thành, giúp ta nên người qua những câu nổi tiếng:
“Người khen ta là bạn ta. Người chê ta là thầy ta”.
Hoặc: “Những nơi cay đắng là nơi thật thà”.

Hoặc: “Nói thật mất lòng”.

Hoặc: “Thuốc đắng giã tật”.


May mắn thay cho những ai không sợ cay đắng, không hay mất lòng hoặc tự ái vặt mà bình tĩnh tiếp thu được những phản ảnh của chiếc “gương soi của cuộc đời” mà kịp thời lau được những “vết bẩn” trên mặt, chải lại được mái tóc tươm tất chỉnh tề thì quá hạnh phúc, quá khôn ngoan.
Còn những người sợ sự góp ý, sợ sự phê phán, sợ sự nói thật của bạn bè thì sao? Sẽ là quá nguy hiểm, quá không may cho người đó. Vì như nhà Hiền triết cổ đại Horace (Năm 65 – năm 8 trước Công nguyên) đã dạy bảo: “Sự sợ sệt về một khuyết điểm sẽ khiến phải rơi vào sự tồi tệ hơn”.
Ở nhiều nước châu Âu, trong sách giáo khoa dạy làm người, khi dẫn chứng câu nói này của Horace về tai hại của việc không giải quyết ngay từ lúc phạm lỗi nhỏ để đến khi gặp tai họa lớn người ta thường trích dẫn câu chuyện đau lòng sau đây: Có một cậu bé nhà con một nên rất hư, cậu sang ăn trộm trứng gà nhà hàng xóm, ăn cắp tiền của gia đình để tiêu sài. Cha mất sớm nên người mẹ thương con, bỏ qua hết và còn bao che cho thói ăn trộm, ăn cắp của con. Khi lớn lên cậu con trai hư hỏng hoàn toàn, tham gia xã hội đen nên bị bắt và bị xử tử hình. Trước khi bị xử bắn, lúc bà mẹ gặp cậu lần cuối, cậu đã nghiến răng cắn tai mẹ và khóc nức nở: “Mẹ ác quá, mẹ đã không dạy con nên người để con phải chết như ngày hôm nay”.
Đọc câu chuyện này ai cũng rùng mình, suy nghĩ, có người hối hận vì đã có lúc bao che cho con, có lúc bao che cho bản thân, có lúc bao che cho bạn bè, không biết liệu có gây ra sự cố gì nghiêm trọng về sau này không. Sau có người ví việc này với việc phòng cháy hơn chữa cháy. Tốt nhất nên đề phòng củi lửa, phòng chập điện để không xảy ra hỏa hoạn, chứ nhà đã cháy rồi còn cứu chữa làm sao được nữa!
Không ai chê trách người có lỗi biết nhận lỗi. Ai ai cũng chê trách người có lỗi mà không biết nhận lỗi và không biết sửa chữa sai lầm. Đúng như nhà Triết học cổ đại người Ấn độ Avandanas đã viết: “Hãy biết đỏ mặt vì xấu hổ về những khuyết điểm anh mắc phải chứ không có gì phải đỏ mặt vì xấu hổ khi ta biết sửa chữa những khuyết điểm ấy”. Ông bà ta cũng đã nhân ái dặn dò con cháu nên xử thế độ lượng, khoan dung với những người có lỗi đã biết sửa chữa lỗi lầm qua câu: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Thật đáng trân trọng sự tha thứ cho những ai biết sửa chữa lỗi lầm.
Đến đây có thể tạm sơ kết về khuyết điểm, sai lầm. Đúng như một danh ngôn cổ của người Scotland: “Người nào không có khuyết điểm, chính là người vô tích sự”. Đúng quá rồi còn gì nữa, vì chỉ có người không làm gì cả mới không có khuyết điểm, vì người đó đã được xếp vào diện “chưa sinh ra đời” hoặc “đã lìa khỏi cuộc đời” như danh ngôn ở phần đầu đã quy định.



Học Đường
Sống Đẹp
Sức Khỏe
Thưởng Thức Cuộc Sống

Câu chuyện con cua và bài học lớn về cuộc sống ý nghĩa

Sau cái lần đó, tôi cũng chẳng nghĩ ngợi gì nhiều. Bẵng đi một thời gian, tôi vô tình đọc được một định luật, trong cuốn sách “30 định luật thần kỳ của cuộc sống”. Định luật này dựa trên hiện tượng đàn cua trên, và tôi ngộ ra nhiều điều từ đó.

Các bạn có biết tại sao không? Hãy đọc câu chuyện sau các bạn sẽ rõ.
Một buổi chiều lang thang trên bờ biển, tôi thấy một bác ngư dân để một cái xô rất nhiều cua trên bên cạnh ông. Thấy thế tôi mới thắc mắc hỏi: Tại sao cái xô không có nắp đậy? Bác không sợ cua nó bò ra hết à? Và cũng nhờ vậy tôi mới có được câu giải thích: “Ngốc quá, một con cua thì có thể leo ra ngoài dễ dàng nhưng với một đàn cua thì không. Bởi khi bất kỳ con cua nào cố gắng trèo ra sẽ bị những con cua khác nắm chân lôi xuống. Cứ như thế, chẳng con cua nào ra khỏi cái xô được, vậy cần gì đậy nắp”.
Không tin bữa nào rảnh bạn thử làm một cuộc thí nghiệm và ngồi quan sát hiện tượng này bạn sẽ thấy rất thú vị đấy. Nhưng có điều, bọn cua nó làm vậy không phải do suy nghĩ, mà do bản năng.



Sau cái lần đó, tôi cũng chẳng nghĩ ngợi gì nhiều. Bẵng đi một thời gian, tôi vô tình đọc được một định luật, trong cuốn sách “30 định luật thần kỳ của cuộc sống”. Định luật này dựa trên hiện tượng đàn cua trên, và tôi ngộ ra nhiều điều từ đó.
Có bao giờ bạn muốn làm một điều gì đó mà bị bạn bè, gia đình, người thân ngăn cản chưa?
Có bao giờ bạn cho đó là đúng nhưng hầu như tất cả mọi người đều bảo là sai chưa?
Có bao giờ bạn hành động theo trái tim mình nhưng bị ném đá tơi tả chưa?
Chắc chắn, ít nhất một đôi lần bạn gặp trường hợp tương tự. Đây là định luật xã hội, nhưng gắn chặt với định luật của tự nhiên.
Khi bạn cố gắng bắt đầu đi trên một con đường mới, hướng đi mà những người khác rất thận trọng. Thì họ sẽ làm tất cả những gì có thể để kéo bạn trở lại. Những gì họ đang thực sự làm là chiếu nỗi sợ hãi của chính mình vào tình huống của bạn. Họ thậm chí có thể cảm thấy rằng họ đang giúp đỡ bạn-rằng họ đang hướng bạn khỏi thất vọng và thất bại. Nhưng không, họ đang giữ bạn ở chính vị trí mà họ đang ở mà thôi.
Có nước từng nói : "Sống là cho đi chứ không phải nhận lại " . Ai cũng muốn có cho mình một cuộc sống tốt đẹp bình yên . Nhưng cuộc đời lại đẩy họ đến những nơi mà họ không muốn . Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng là đấu tranh , giành dựt , có lúc chúng phải mềm yếu , phải chịu đựng , phải biết dung hòa mọi thứ . Để cuộc đời luôn tươi đẹp , bản thân mỗi người phải biết cách tha thứ , cách cảm nhận cuộc đời , cách buông bỏcách để yêu thương.

Vì vậy, khi bạn thật sự muốn làm một điều gì thì khó khăn lớn nhất chính là vượt ra khỏi đám đông còn lại. Nếu không học cách vượt qua, thì bạn cứ ở lại trong chính “cái xô” đó mãi thôi.
Ai thận trọng quan sát và kiên quyết vững vàng sẽ tự nhiên dần trở thành bậc anh tài.
Những lúc cảm giác rằng mình đang bị lôi kéo và chi phối bởi cách nghĩ của người khác quá nhiều, bạn hãy bình tâm lại, suy xét mọi thứ cho thật sáng rõ, rồi đưa ra quyết định mạnh mẽ nhất của mình và thực hiện đến cùng. Đó là cách để bạn ngày càng tự tin và bản lĩnh hơn trong mỗi hành động của mình.
Chúc bạn luôn vững vàng tiến về phía trước.



Học Đường
Sống Đẹp
Sức Khỏe
Thưởng Thức Cuộc Sống

Ông thợ xây và bài học vô cùng nghiệt ngã khiến ai cũng phải suy ngẫm

Mấy tháng sau, căn nhà đã hoàn thành. Người chủ hãng mời ông đến, trao cho ông chiếc chìa khóa của ngôi nhà và nói: “Ông đã gắn bó và làm việc rất tận tụy với hãng trong nhiều năm, để tưởng thưởng về sự đóng góp của ông cho sự thịnh vượng của hãng, chúng tôi xin tặng ông ngôi nhà vừa xây xong!”

Đây không phải là câu chuyện mới, nhưng có lẽ nhiều người chưa được nghe hoặc đọc. Vì thế sống hay sống đẹp muốn được chia sẻ với các bạn câu chuyện ý nghĩa này. Nội dung câu chuyện như sau.
Có một người thợ xây nọ đã làm việc rất chuyên cần và hữu hiệu trong nhiều năm cho một hãng thầu xây dựng. Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc về hưu để vui thú với gia đình.
Hãng thầu rất tiếc khi thiếu đi một người thợ giỏi đã tận tụy nhiều năm. Hãng đề nghị ông cố gắng ở lại giúp hãng xây một căn nhà trước khi thôi việc. Ông ta nhận lời.

Vì biết mình sẽ giải nghệ, cùng với sự miễn cưỡng, ông ta làm việc một cách tắc trách qua quít, xây dựng căn nhà với những vật liệu tầm thường, kém chọn lọc, miễn có một bề ngoài đẹp đẽ mà thôi.
Ông thợ xây và bài học nghiệt ngã khiến ai cũng phải suy ngẫm
Cuộc đời là một công trình kiến trúc do chính mình tạo nên.


Mấy tháng sau, căn nhà đã hoàn thành. Người chủ hãng mời ông đến, trao cho ông chiếc chìa khóa của ngôi nhà và nói: “Ông đã gắn bó và làm việc rất tận tụy với hãng trong nhiều năm, để tưởng thưởng về sự đóng góp của ông cho sự thịnh vượng của hãng, chúng tôi xin tặng ông ngôi nhà vừa xây xong!”
Thật là bàng hoàng! Nếu người thợ biết mình sẽ xây cất căn nhà cho chính mình thì hẳn ông ta đã làm việc cẩn thận hơn và chọn lựa những vật liệu có phẩm chất hơn. Sự làm việc tắc trách chỉ có mình ông biết và nay thì ông phải sống với căn nhà mà ông biết rõ là kém phẩm chất như thế nào.
Câu chuyện người thợ xây cũng tương tự như chuyện đời của chúng ta. Cũng như người thợ già kia, chúng ta thường tạo dựng một đời sống hào nhoáng, tạm bợ, đua đòi không chú trọng tới phẩm chất của nó.
Có nước từng nói : "Sống là cho đi chứ không phải nhận lại " . Ai cũng muốn có cho mình một cuộc sống tốt đẹp bình yên . Nhưng cuộc đời lại đẩy họ đến những nơi mà họ không muốn . Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng là đấu tranh , giành dựt , có lúc chúng phải mềm yếu , phải chịu đựng , phải biết dung hòa mọi thứ . Để cuộc đời luôn tươi đẹp , bản thân mỗi người phải biết cách tha thứ , cách cảm nhận cuộc đời , cách buông bỏcách để yêu thương.

Nhiều khi ngồi kiểm điểm những sự bê bối của mình trong quá khứ, chúng ta thấy mình đang phải cam chịu những hậu quả của nó.
Cuộc đời là một công trình kiến trúc do chính mình tạo nên.
Đời sống hiện tại là kết quả của sự tạo dựng trong quá khứ, đời sống ngày mai sẽ là kết quả của sự tạo dựng hôm nay.

Vì thế hãy xây dựng đời mình một cách đúng đắn ngay từ khi có thể để sau này không phải hối tiếc điều gì.



Học Đường
Sống Đẹp
Sức Khỏe
Thưởng Thức Cuộc Sống

Chính sự mất mát dạy cho chúng ta giá trị của tất cả mọi thứ

Tình bạn chân thành sẽ mãi lớn lên dù cho có cách xa ngàn dặm, và tình yêu đích thực cũng thế đấy.

Đừng mất thì giờ phân định việc thị phi cho rành mạch đen trắng trong khi tất cả đều chỉ là tương đối trong tục đế mà thôi. Cái đúng với người này có thể sai với người khác, cái phải ở chỗ kia có thể trái ở nơi nọ, cái đang đúng lúc này không hẳn sẽ đúng về sau.
Hãy xét đoán chính mình mà đừng xét đoán kẻ khác dầu họ tốt xấu thế nào đi nữa.
Đừng là gì cả ... Nếu là gì đó bạn sẽ đau khổ ... Vì bạn sẽ khó mà sống với con người thật, với giá trị thật của chính mình.
Ai biết lắng nghe, học hỏi, chiêm nghiệm bài học của chính đời mình, dù khổ hay vui, dù thành hay bại, người ấy đang thật sự thiền, hay đúng hơn là đang sống giáp mặt với chân lý muôn đời.
Đừng bám víu vào điều gì, vì bám víu là dính mắc, là trói buộc là đau khổ... Và là không còn thong dong tự tại nữa.

Chính sự mất mát dạy cho chúng ta giá trị của mọi thứ
Thương và ghét, cả hai đều đau khổ bởi vì đều do tham ái gây ra. Muốn là khổ. Muốn mà không được cũng khổ. Ngay cả khi có được cái mà bạn muốn, cũng là đau khổ nữa, bởi vì khi được chúng, bạn lại lo sợ sẽ mất chúng.
Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành. Mỹ phẩm tốt nhất là nụ cười. Nữ trang quý nhất là sự khiêm tốṇ. Trang phục đẹp nhất chính là sự tự tin.
Cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim.
Bí quyết lớn nhất của thành công là thành thật.
Cuộc sống muôn đời vẫn đẹp chỉ có cái ta ảo tưởng mới biến cuộc đời thành bể khổ mà thôi.
Cuộc sống vận hành khi bạn chọn những gì bạn đang có. Thật ra, những gì bạn đang có chính là những gì bạn đã chọn.
Thế giới là một sàn diễn. Ai cũng phấn đấu để có một vai. Đừng nản lòng khi gặp những điều kiện bất lợi.
Có nước từng nói : "Sống là cho đi chứ không phải nhận lại " . Ai cũng muốn có cho mình một cuộc sống tốt đẹp bình yên . Nhưng cuộc đời lại đẩy họ đến những nơi mà họ không muốn . Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng là đấu tranh , giành dựt , có lúc chúng phải mềm yếu , phải chịu đựng , phải biết dung hòa mọi thứ . Để cuộc đời luôn tươi đẹp , bản thân mỗi người phải biết cách tha thứ , cách cảm nhận cuộc đời , cách buông bỏcách để yêu thương.

Đừng bận tâm về nhận xét của ai đó về mình.
Tâm là tên lừa đảo lớn nhất. Người khác có thể dối bạn nhất thời, tâm dối gạt bạn suốt đời.
Hạnh phúc đích thực là ngay nơi thực tại đang là.
Nếu suốt đời chỉ lo chờ mưa bão, thì sẽ không bao giờ thưởng thức được nắng ấm.
Đừng bao giờ so sánh cuộc đời mình với bất cứ ai, vì mỗi người là bài học nhân quả của chính cuộc đời của họ.
Mỗi khi xa rời người thân yêu, hãy luôn nói lời thương yêu nhất, bởi có thể đó là lần cuối ta gặp họ.
Ngay cả khi trắng tay, ta vẫn có thể thấy được mình thật giàu có để giúp đỡ mỗi khi bạn bè cần đến.
Đã là bạn thân, dù không làm gì cả..."lặng nhìn không nói năng" ta vẫn có những phút giây tuyệt vời khi bên nhau.
Tình bạn chân thành sẽ mãi lớn lên dù cho có cách xa ngàn dặm, và tình yêu đích thực cũng thế đấy.
Mỗi khi ta rơi vào tâm trạng buồn, thương, giận, ghét... chỉ nhìn vào tâm như nó đang là... Đừng đặt tên, phán xét gì cả...Chính là ta đang trải nghiệm chân lý...
Hoàn cảnh sống có ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của chúng ta, nên hãy ý thức về điều đó.
Người trưởng thành có nhiều điều phải suy nghĩ với những kinh nghiệm đã qua, và có được những bài học rút ra từ đó, và không bao giờ quan tâm nhiều đến việc mình đã tổ chức bao nhiêu lần sinh nhật.
Chính sự mất mát, dạy cho chúng ta giá trị của mọi thứ.

Thế giới như một tấm gương, bạn nhăn mặt với nó, nó nhăn lại với bạn, bạn mỉm cười với nó, nó mỉm cười với bạn.



Học Đường
Sống Đẹp
Sức Khỏe
Thưởng Thức Cuộc Sống